Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Cách đánh trang tuỳ ý

Hướng dẫn cách đánh số trang trong Word 2007-2010 từ trang bất kỳ đến số trang bất kỳ

Bước 1:
Click chuột trái đến số trang bạn cần đánh, ở đây mình lấy ví dụ là 1 bài khóa luận tốt nghiệp, số trang bắt đầu tính từ Chương 1

Bước 2:
Chọn Page Layout => Breaks => Next Page

Bước 3:
Sau khi tạo section ở bước 1, chọn tiếp insert => Page numbers => format page numbers => tại ô start at: chọn 1


Bước 4:
Như vậy quá trình tạo số trang và section đã hoàn thành, bây giờ bạn có thể đánh số trang bằng header, footer, page number thoải mả (ở đây mình chọn footer để đánh số trang)i:

Bước 5:
Định dạng lại số trang ở footer (nếu xuất hiện 2 section như trong hình vẽ có nghĩa bước 1 bạn đã làm đúng):

Bước 6:
Đây là 1 bước cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn xóa liên kết giữa section 1 và 2 => đây là tiền đề để xóa trang không cần đánh

Bước 7:
Xóa những trang không cần đánh, cụ thể là các trang ở phía trên chương 1

Bước 8:
Đến đây là xong và bạn chỉ cần đóng footer
Bước 9:
Làm tường tự với những trang không cần đánh, ở đây là từ phần kết luận đến hết khóa luận tốt nghiệp

Lưu ý: cách này dùng để áp dụng xóa những header không muốn hiển thị từ số trang bất kỳ.
Cách xóa section, chọn chế độ xem darft, tìm dòng section break rồi xóa
Chúc các bạn thành công

Word problems and techniques

1) PROBLEM = "Settings you chose for the left and right margins, column spacing, or paragraph indents are too large for the page width in some sections." But I don't find that the left and right margins (.5"), column spacing (normal), or paragraph indents (0") are too large. "

SOLUTION = Select the whole document. Go to Page layout tab > Page setup group > columns and click One (column

2) Thay  đơn vị cm cho inch để căn chỉnh lề
Word options > Advanced > Display > Show measurements in units of .... > done

3) Hiện khung căn chỉnh lề
Word options > Advanced > Show document content > Show text boundaries > done

4) Xoá các trang trống
Đưa con trỏ đứng ở vị trí ngay sau ký tự cuối cùng của văn bản, rồi bấm Ctrl_Shift_End sau đó bấm thêm phím Delete để xoá phần thừa ở cuối văn bản.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

List of Vietnam banks

Danh sách ngân hàng tại Việt Nam

 

Habubank vs Sacombank

Sacombank và Habubank: So mặt "anh tài"

Thứ Hai, 27/02/2012, 10:4

Câu chuyện về việc Sacombank bị thâu tóm chưa kịp lắng xuống thì thị trường tài chính lại nổi lên thông tin một ngân hàng khác cũng đang bị gom cổ phiếu nhằm thâu tóm, đó là Habubank. Liệu Habubank có cơ sở để trở thành một "Sacombank thứ hai"? Cùng so sánh hai ngân hàng qua một số tiêu chí để có góc nhìn khách quan.
 
Thời gian qua sự kiện Sacombank bị thâu tóm trở thành một sự kiện nóng trên thị trường tài chính, đặc biệt là sau khi Eximbank đã yêu cầu Sacombank thực hiện bầu lại Hội đồng quản trị của mình. Trong thời gian sự việc Sacombank bị thâu tóm nổi lên trên thị trường, cổ phiếu STB của ngân hàng này đã tăng xấp xỉ 60%, một mức tăng rất hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư.
 
Và trong những phiên vừa qua, cổ phiếu HBB của Ngân hàng Thương mại CP Nhà Hà Nội (Habubank) nổi lên với khối lượng dư mua trần lớn, khối lượng khớp lệnh lên tới cả chục triệu cổ phiếu mỗi phiên. Trên thị trường bắt đầu xuất hiện thông tin đồn đoán về việc ngân hàng này có thể bị thâu tóm.
 
Vậy việc Habubank bị thâu tóm và có thể trở thành một “Sacombank thứ hai” liệu có xảy ra? Hay đây chỉ là một cái bẫy được tổ chức hoặc cá nhân nào đó tạo ra nhằm thoát hàng, khi ngân hàng này đang trọng tình trạng sức khỏe yếu? Bài viết này sẽ so sánh một số chỉ tiêu của Habubank và Sacombank để nhà đầu tư có thể đưa ra nhận định, đánh giá riêng của mình về vấn đề trên.
 
Các số liệu đều lấy từ bản Báo cáo tài chính hợp nhất Quý IV năm 2011 của hai ngân hàng. 
 
Tổng Tài sản, Huy động vốn, Dư nợ cho vay
 
ttsdnhd.jpg
 
Có thể thấy quy mô về Tổng tài sản, dư nợ và huy động vốn của Sacombank lớn hơn Habubank rất nhiều. Trong năm 2011, tăng trường tín dụng của hai ngân hàng này đều âm, cụ thể Habubank có tăng trưởng tín dụng âm 4,57%, Sacombank có tăng trưởng tín dụng âm 2,36%. Về tăng trưởng huy động vốn (tiền gửi của khách hàng) trong năm 2011 của Sacombank âm 4,1%, ngược lại Habubank có tăng trưởng huy động vốn 16,5%.
 
Tới cuối năm 2011, Sacombank có hơn 19.523 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Tại Habubank, con số này thấp hơn nhiều với hơn 3.383 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.
 
Nợ xấu, phân loại nợ theo kỳ hạn, tỷ lệ an toàn vốn
 
noxau.jpg
 
Tổng nợ xấu (Nợ nhóm 3,4,5) năm 2011 của Habubank là hơn 836 tỷ đồng, trong khi đó con số này tại Sacombank là hơn 463 tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ nợ xấu của Habubank cao hơn Sacombank rất nhiều. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu cùa Habubank vẫn trong giới hạn cho phép 5%, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu 4,69% của ngân hàng này cao hơn nhiều so với các ngân hàng khác.
 
Hệ số an toàn vốn (CAR) của Sacombank trong năm 2011 là 11,66%, cao hơn tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu 8%. Ngân hàng này được phân nhóm tín dụng 1, được phép tăng trưởng tín dụng 17% trong năm 2012. Hệ số CAR của Habubank năm 2011 chưa có con số chính thức, trong bản kế hoạch hoạt động ngân hàng này đặt ra chỉ tiêu cao hơn 9,5%. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá năm 2011 ngân hàng này có tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn mức 9,5% và sẽ thuộc vào phân nhóm tín dụng 3 (được phép tăng trưởng tín dụng 8% trong năm 2012) hoặc nhóm 4 (không được tăng trưởng tín dụng).
 
dunostb.jpg
Cả hai ngân hàng này có dư nợ phân bổ tập trung vào dư nợ ngắn hạn, tuy nhiên có sự chênh lệch về tỷ lệ. Cụ thể tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tại Sacombank là 62,05%, trong khi đó tại Sacombank là 56,8%. Về tỷ lệ dư nợ dài hạn có sự chênh lệch lớn khi tại Habubank có tỷ lệ dư nợ dài hạn lên tới 29,1%, trong khi đó lượng tiền gửi vào các Ngân hàng trong thời gian vừa qua chủ yếu ở kỳ hạn ngắn, đây là điểm yếu của Habubank, có thể ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng này.
 
Lợi nhuận, doanh thu, ROE, ROA
 
lndt.jpg
 
Habubank
Sacombank
Lợi nhuận ròng năm 2011
262
1.996
Doanh thu năm 2011
5.803
17.864
ROE năm 2011
5,60%
13,72%
ROA năm 2011
0,63%
1,41%
Đơn vị: Tỷ đồng
 
Lợi nhuận năm 2011 của Habubank giảm mạnh so với năm 2010, khi trong năm 2011 ngân hàng này chỉ đạt 262 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi đó năm 2010 là hơn 476 tỷ đồng. Ngược lại, lợi nhuận của Sacombank năm 2011 tăng so với năm 2010. Cụ thể năm 2011 ngân hàng này đạt 1.996 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, con số này ở năm 2010 là hơn 1.871 tỷ đồng, tương đương với tăng hơn 125 tỷ đồng.
 
Qua chỉ số ROE, ROA, một phần nào đó có thể nhận thấy hiệu quả hoạt động của Habubank trong năm 2011 kém hơn Sacombank rất nhiều khi hai chỉ số này của Sacombank cao gần 2,5 lần so với Habubank. Năm 2010, ROA của Habubank là 1,25%, gần gấp đôi năm 2011. Chỉ số ROE năm 2010 của Habubank là hơn 13,48%, cao hơn gấp 2 lần năm 2011. Như vậy có thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh của Habubank trong năm 2011 đã giảm sút mạnh so với năm 2010.
 
Quy mô nhân sự, mạng lưới hoạt động
 
Một trong những yếu tố mà các tổ chức muốn thau tóm nhau đó là quy mô mạng lưới hoạt động, thị trường hoạt động của đối tượng muốn thâu tóm. Xét về vấn đề này, Habubank kém hơn Sacombank rất nhiều.
 
nhansu.jpg
 
 
Habubank
Sacombank
Nhân Viên
1.864
9.600
Điểm giao dịch
74
408
Tỉnh có chi nhánh
10
47
Máy ATM
53
751
 
Tất cả các chỉ số về nhân lực, mạng lưới của Sacombank đều cao hơn Habubank rất nhiều. Đây cũng là yếu tố mà nhiều tổ chức muốn thâu tóm Sacombank. Habubank thành lập năm 1989, trong khi đó Sacombank thành lập sau 2 năm – vào năm 1991. Mặc dù thành lập sau, nhưng với quy mô hiện tại có thể nhận thấy tốc độ phát triển của Sacombank là rất nhanh. Hiện tại Sacombank có mặt tại 47/63 tỉnh thành, Habubank khiêm tốn hơn khi chỉ có mặt tại 10 tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, Sacombank còn có chi nhánh tại Lào và Campuchia.
 
Cổ phiếu
 
Thị giá ngày 24/02 của STB là 19.600 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hóa của Sacombank trên thị trường chứng khoán là gần 18.730 tỷ đồng. Ngoài 100 triệu cổ phiếu quỹ và lượng cổ phiếu phát hành cho Nhân viên thì STB có hơn 955 triệu cổ phiếu lưu hành ngoài thị trường.
 
Habubank có thị giá thấp nhất trong nhóm ngân hàng niêm yết khi kết thức phiên giao dịch ngày 24/02, thị giá cổ phiếu HBB của ngân hàng này là 5.200 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường tương ứng là 2.106 tỷ đồng, chỉ bằng 11,2% so với Sacombank. Nếu có ý định thâu tóm, thì việc thâu tóm Habubank sẽ dễ dàng hơn Sacombank do vốn hóa thị trường thấp hơn rất nhiều. Lượng cổ phiếu lưu hành ngoài thị trường của Habubank là 405 triệu cổ phiếu.
 
Habubank
Sacombank
Thị giá (đồng/cổ phiếu)
5.200
19.600
Vốn hóa (tỷ đồng)
2.106
18.730
Lượng CP lưu hành (triệu)
405
Hơn 955

Tổng kết
 
Qua vài chỉ tiêu tài chính – chứng khoán cũng như mạng lưới hoạt động của hai ngân hàng, có thể thấy mặc dù Sacombank có giá trị thị trường lớn hơn, khó thâu tóm hơn nhưng ngân hàng này hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt ngân hàng này sở hữu một mạng lưới hoạt động rộng khắp, lớn mạnh. Ngược lại, mặc dù dễ thâu tóm hơn nhưng Habubank trong năm 2011 vừa qua hoạt động rất kém hiệu quả. Hoạt động tín dụng của Habubank trong năm 2011 được đánh giá trong nhóm yếu kém với tỷ lệ nợ xấu cao, tỷ lệ an toàn vốn thấp.
 
Theo nguồn tin đáng tin cậy, thì tin đồn về việc Vietinbank (MCK:CTG) đang thâu tóm Habubank xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây là không đúng sự thật. Việc tin vào tin đồn này có thể gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà đầu tư khi bị cuốn vào đà tăng nóng không có cơ sở của cổ phiếu này.

Duy Nguyễn
Source 

hệ số CAR

CAR: Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio)


Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp Ivốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.
CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.
Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.
Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 8% (đã thay đổi lên Basel II), giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.
Khi tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, người ta xét đến hai loại vốn: vốn cấp I(vốn nòng cốt) và vốn cấp II(vốn bổ sung), trong đó vốn cấp I được coi là có độ tin cậy và an toàn cao hơn. Ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 8% trở nên, các ngân hàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp II không được vượt quá 100% vốn cấp I.

 (Source: Saga - 2007)


 (Hệ số này thường nằm trong BCTC trong BC thường niên của các NHTM)

(2010: Quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn: Tiệm cận chuẩn quốc tế: Nâng tỷ lệ an toàn vốn của TCTD thêm 1% là 9%: )link cụ thể)

(Kết luận về chuẩn Basel 3. Và dự kiến chuẩn mới sẽ áp dụng toàn cầu từ năm 2013. link cụ thể)




(Hệ số CAR theo 2 chuẩn mực khác nhau là VAS và IFRS: VAS là chuẩn mực kế toán Việt Nam, còn IFRS là chuẩn mực kế toán quốc tế. Hiện nay có 2 loại chuẩn mực về tỉ lệ an toàn vốn ở VN, đó là theo Basel I, CAR tối thiểu bằng 8% và theo Basel II là 12%.)

(Basel cũng từng bị chỉ trích vì góp phần trong khủng hoảng tài chính năm 2007)

  
Vốn cấp một/vốn nòng cốt (Tier 1 capital/core capital)

 Vốn cấp 1thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngân hàng từ quan điểm của cơ quan quản lý, được định nghĩa trong Basel.

Vốn cấp 1 bao gồm các loại nguồn lực tài chính có độ tin cậy cao nhất và có tính thanh khoản tốt nhất,chủ yếu đề cập đến vốn cổ đông. Các ví dụ về vốn cấp 1 có thể kể đến: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi không hoàn lại và không tích luỹ, lợi nhuận giữ lại. Theo nghĩa này, vốn cấp 1 không hoàn toàn giống nhưng có liên quan mật thiết đến khái niệm vốn cổ đông, đây là phần chính nhưng không phải tất cả vốn cấp 1.


Khái niệm chung là như vậy, tuy nhiên cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng mỗi nước, tuỳ theo ý mình lại có những qui định cụ thể riêng về những công cụ tài chính cụ thể nào có thể được tính vào vốn cấp 1. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi mà khung pháp lý ở mỗi hệ thống pháp luật lại khác nhau đôi chút.


Việt Nam, theo Quyết Định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống Đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, vốn cấp 1 về cơ bản gồm (i) vốn điều lệ, (ii) lợi nhuận không chia và (iii) các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển.

Về mặt lý thuyết, nguyên nhân để dự trữ vốn là nó giúp các ngân hàng phòng vệ trước những rủi ro ngoài dự kiến. Khác với rủi ro ngoài dự kiến, rủi ro lường trước được thường đã có một phần trích riêng để phòng ngừa.

Cụ thể hơn, vốn cấp 1 là một  trong những thước đo tỉ lệ đủ vốn của Ngân hàng, đó là tỉ lệ giữa vốn nòng cốt của ngân hàng với tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro. Tài sản điều chỉnh rủi ro là tổng tất cả các tài sản do ngân hàng nắm giữ được tính toán theo trọng số đối với rủi ro tín dụng theo một công thức do cơ quan quản lý (thường là Ngân Hàng Trung Ương) đưa ra. Hầu hết các ngân hàng Trung ương đều theo chuẩn BIS - Ngân hàng thanh toán quốc tế - để đặt ra những trọng số này. Các tài sản như tiền mặt, tiền xu thường có trọng số rủi ro là 0, trong khi các khoản vay không có bảo đảm có trọng số 100%.

Tỉ lệ an toàn vốn cấp 1 được tính theo công thức:
Vốn cấp 1 / Tổng tài sản điều chỉnh rủi ro


Vốn cấp hai (Tier 2 capital/Supplementary capital)

Vốn cấp 2 là thước đo tiềm lực tài chính của một ngân hàng liên quan đến các dạng nguồn lực tài chính có độ tin cậy ở hàng thứ hai (sau vốn cấp 1), xét từ quan điểm của cơ quan quản lý ngành ngân hàng. Các dạng nguồn lực tài chính này được tiêu chuẩn hóa rất rõ ràng trong Basel I và không có gì thay đổi trong Basel II.

So với vốn cấp 1, vốn cấp 2 được coi là có độ tin cậy, an toàn thấp hơn. Cơ quan quản lý của hầu hết các quốc gia, kể cả ban thống đốc của FED, đều áp dụng tiêu chuẩn về vốn này trong hệ thống pháp lý của mình.
 

Có một vài cách phân loại vốn cấp 2, nếu theo chuẩn Basel I, vốn cấp 2 bao gồm: lợi nhuận chưa công bố, giá trị tài sản đánh giá lại, các khoản dự phòng rủi ro chung và các công cụ lai giữa nợvốn, và các khoản nợ thứ cấp. Với cách phân loại này, trái phiếu chuyển đổi cũng được xếp vào vốn cấp 2 vì nó chính là một dạng công cụ tài chính lai giữa cổ phiếu và trái phiếu.
 

Tuy có vai trò và độ tin cậy thấp hơn vốn cấp 1, song vốn cấp 2 là một trong hai thành tố quan trọng để đánh gia mức độ an toàn vốn của một ngân hàng.

BASEL II và các yêu cầu quản lý rủi ro

Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hướng này. Sau khi nhóm họp, các cơ quan này đã quyết định hình thành Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision), đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân hàng quốc tế.
Năm 1988, Uỷ ban này đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó. Mục đích của Basel I nhằm:

- Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế.

- Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.

Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Theo đó, vốn của ngân hàng được chia làm 2 loại:


Vốn loại 1 (vốn cơ bản): Vốn loại 1 bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay.

Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): Vốn cấp 2 bao gồm tất cả các vốn khác như các khoản lợi nhuận trên tài sản đầu tư, nợ dài hạn với kỳ hạn lớn hơn 5 năm và các khoản dự phòng ẩn (như trợ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khoản cho thuê). Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn không có bảo đảm không bao gồm trong định nghĩa về vốn này. Tổng vốn sẽ bằng tổng của vốn cấp 1 và vốn cấp 2.

Theo quy định của Basel I, các ngân hàng cần xác định được tỷ lệ vốn tối thiểu cần có để bù đắp cho rủi ro. Thời đó, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước mới chỉ nhìn nhận ra các nguy cơ từ rủi ro tín dụng, và vì vậy, mức rủi ro tín dụng mà ngân hàng đối mặt được xác định là tài sản điều chỉnh theo rủi ro của ngân hàng. Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% rủi ro tín dụng của ngân hàng đó.


Tỷ lệ vốn tối thiểu = (Tổng vốn/tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro) > 8%


Chúng ta hãy xem xét các bước tính dưới đây để hiểu hơn về tài sản điều chỉnh theo rủi ro và yêu cầu về vốn theo Basel I. Bảng 1 chỉ ra các hạng mục đã được định trước về mức độ nhạy cảm với rủi ro trên bảng cân đối kế toán, như là độ nhạy cảm với các sự kiện ngoài dự kiến gây ra tổn thất, được tính theo 4 loại trọng số rủi ro (0%, 20%, 50% và 100%).


Theo bảng 1, nếu một khoản vay không được bảo đảm trị giá 1.000 USD của một tổ chức không phải ngân hàng sẽ có trọng số rủi ro là 100%. Tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro lúc đó sẽ được tính bằng 1.000USDx100% = 1.000USD.


Do vậy, mức vốn yêu cầu tối thiểu phải đạt 8% tài sản được tính theo trọng số rủi ro sẽ là 80USD (8% x 1.000USD = 80USD). Nói cách khác, tổng vốn một ngân hàng phải nắm giữ cho khoản vay không được bảo đảm này sẽ là 80USD.


Theo đó, các trọng số rủi ro khác nhau với các loại tài sản khác nhau sẽ cho ra những yêu cầu về vốn khác nhau như bảng 2.

Theo biến đổi của thị trường, năm 1996, Hiệp ước Basel I được sửa đổi có tính đến rủi ro thị trường. Theo đó, rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể. Rủi ro thị trường chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sự biến động lớn trên thị trường. Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất định. Có 4 loại biến số kinh tế làm phát sinh rủi ro thị trường, đó là tỷ giá lãi suất, ngoại hối, chứng khoán và hàng hóa. Rủi ro thị trường có thể được tính theo 2 phương thức hoặc là bằng mô hình Basel tiêu chuẩn hoặc là bằng các mô hình giá trị chịu rủi ro nội bộ của các ngân hàng. Những mô hình nội bộ này chỉ có thể được sử dụng nếu ngân hàng thoả mãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng được quy định trong Basel.

Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế đó là Basel I đã không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp và với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp.


Chính vì vậy, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành. Với cách tiếp cận mới dựa trên 3 cột trụ chính, Basel II đã buộc các ngân hàng quốc tế phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản:


Nguyên tắc thứ nhất:
Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp (Cột trụ 1). Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp.

Nguyên tắc thứ hai:
Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2). Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:
+ Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.
+ Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.
+ Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.
+ Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.

Nguyên tắc thứ ba:
Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3). Với cột trụ này, Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
Như vậy, với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro./.

Bảng 1.
Trọng số rủi ro theo loại tài sản
Trọng số rủi ro Phân loại tài sản
0% Tiền mặt và vàng nằm trong ngân hàng.
Các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và Bộ Tài chính.
20% Các khoản trả nợ của ngân hàng có quy mô lớn
Chứng khoán phát hành bởi các cơ quan Nhà nước
50% Các khoản vay thế chấp nhà ở,…
100% Tất cả các khoản vay khác như trái phiếu của doanh nghiệp, các khoản nợ từ các nước kém phát triển, các khoản vay thế cấp cổ phiếu, bất động sản,…


Bảng 2.

Loại tài sản Trọng số rủi ro Tỷ lệ vốn Số tiền Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro Yêu cầu về vốn tối thiểu
Trái phiếu Chính phủ 0% 8% 1.000 USD 0 USD 0 USD
Trái phiếu đô thị 20% 8% 1.000 USD 200 USD 16 USD
Thế chấp nhà ở 50% 8% 1.000 USD 500 USD 40 USD
Vay không bảo đảm 100% 8% 1.000 USD 1.000 USD 80 USD
ThS. Vũ Thị Ngọc Liên