Sacombank và Habubank: So mặt "anh tài"
Thứ Hai, 27/02/2012, 10:4
Câu chuyện về việc Sacombank bị thâu tóm chưa kịp lắng xuống
thì thị trường tài chính lại nổi lên thông tin một ngân hàng
khác cũng đang bị gom cổ phiếu nhằm thâu tóm, đó là Habubank.
Liệu Habubank có cơ sở để trở thành một "Sacombank thứ hai"?
Cùng so sánh hai ngân hàng qua một số tiêu chí để có góc nhìn
khách quan.
Thời gian qua sự kiện Sacombank bị thâu tóm trở thành một sự
kiện nóng trên thị trường tài chính, đặc biệt là sau khi
Eximbank đã yêu cầu Sacombank thực hiện bầu lại Hội đồng quản
trị của mình. Trong thời gian sự việc Sacombank bị thâu tóm nổi
lên trên thị trường, cổ phiếu STB của ngân hàng này đã tăng
xấp xỉ 60%, một mức tăng rất hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư.
Và trong những phiên vừa qua, cổ phiếu HBB của Ngân hàng Thương
mại CP Nhà Hà Nội (Habubank) nổi lên với khối lượng dư mua trần
lớn, khối lượng khớp lệnh lên tới cả chục triệu cổ phiếu
mỗi phiên. Trên thị trường bắt đầu xuất hiện thông tin đồn đoán
về việc ngân hàng này có thể bị thâu tóm.
Vậy việc Habubank bị thâu tóm và có thể trở thành một
“Sacombank thứ hai” liệu có xảy ra? Hay đây chỉ là một cái bẫy
được tổ chức hoặc cá nhân nào đó tạo ra nhằm thoát hàng, khi
ngân hàng này đang trọng tình trạng sức khỏe yếu? Bài viết
này sẽ so sánh một số chỉ tiêu của Habubank và Sacombank để
nhà đầu tư có thể đưa ra nhận định, đánh giá riêng của mình
về vấn đề trên.
Các số liệu đều lấy từ bản Báo cáo tài chính hợp nhất Quý IV năm 2011 của hai ngân hàng.
Tổng Tài sản, Huy động vốn, Dư nợ cho vay
Có thể thấy quy mô về Tổng tài sản, dư nợ và huy động vốn
của Sacombank lớn hơn Habubank rất nhiều. Trong năm 2011, tăng
trường tín dụng của hai ngân hàng này đều âm, cụ thể Habubank
có tăng trưởng tín dụng âm 4,57%, Sacombank có tăng trưởng tín
dụng âm 2,36%. Về tăng trưởng huy động vốn (tiền gửi của khách
hàng) trong năm 2011 của Sacombank âm 4,1%, ngược lại Habubank có
tăng trưởng huy động vốn 16,5%.
Tới cuối năm 2011, Sacombank có hơn 19.523 tỷ đồng tiền và các
khoản tương đương tiền. Tại Habubank, con số này thấp hơn nhiều
với hơn 3.383 tỷ đồng tiền và tương đương tiền.
Nợ xấu, phân loại nợ theo kỳ hạn, tỷ lệ an toàn vốn
Tổng nợ xấu (Nợ nhóm 3,4,5) năm 2011 của Habubank là hơn 836 tỷ
đồng, trong khi đó con số này tại Sacombank là hơn 463 tỷ đồng.
Như vậy tỷ lệ nợ xấu của Habubank cao hơn Sacombank rất nhiều.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu cùa Habubank vẫn trong giới hạn cho phép
5%, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu 4,69% của ngân hàng này cao hơn nhiều
so với các ngân hàng khác.
Hệ số an toàn vốn (CAR) của Sacombank trong năm 2011 là 11,66%,
cao hơn tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu 8%. Ngân hàng này được phân
nhóm tín dụng 1, được phép tăng trưởng tín dụng 17% trong năm
2012. Hệ số CAR của Habubank năm 2011 chưa có con số chính thức,
trong bản kế hoạch hoạt động ngân hàng này đặt ra chỉ tiêu cao
hơn 9,5%. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá năm 2011 ngân hàng
này có tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn mức 9,5% và sẽ thuộc vào
phân nhóm tín dụng 3 (được phép tăng trưởng tín dụng 8% trong
năm 2012) hoặc nhóm 4 (không được tăng trưởng tín dụng).
Cả hai ngân hàng này có dư nợ phân bổ tập trung vào dư nợ
ngắn hạn, tuy nhiên có sự chênh lệch về tỷ lệ. Cụ thể tỷ lệ
dư nợ ngắn hạn tại Sacombank là 62,05%, trong khi đó tại
Sacombank là 56,8%. Về tỷ lệ dư nợ dài hạn có sự chênh lệch
lớn khi tại Habubank có tỷ lệ dư nợ dài hạn lên tới 29,1%,
trong khi đó lượng tiền gửi vào các Ngân hàng trong thời gian
vừa qua chủ yếu ở kỳ hạn ngắn, đây là điểm yếu của Habubank,
có thể ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng này.
Lợi nhuận, doanh thu, ROE, ROA
|
Habubank
|
Sacombank
|
Lợi nhuận ròng năm 2011
|
262
|
1.996
|
Doanh thu năm 2011
|
5.803
|
17.864
|
ROE năm 2011
|
5,60%
|
13,72%
|
ROA năm 2011
|
0,63%
|
1,41%
|
Đơn vị: Tỷ đồng
Lợi nhuận năm 2011 của Habubank giảm mạnh so với năm 2010, khi
trong năm 2011 ngân hàng này chỉ đạt 262 tỷ đồng lợi nhuận sau
thuế, trong khi đó năm 2010 là hơn 476 tỷ đồng. Ngược lại, lợi
nhuận của Sacombank năm 2011 tăng so với năm 2010. Cụ thể năm 2011
ngân hàng này đạt 1.996 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, con số này
ở năm 2010 là hơn 1.871 tỷ đồng, tương đương với tăng hơn 125 tỷ
đồng.
Qua chỉ số ROE, ROA, một phần nào đó có thể nhận thấy hiệu
quả hoạt động của Habubank trong năm 2011 kém hơn Sacombank rất
nhiều khi hai chỉ số này của Sacombank cao gần 2,5 lần so với
Habubank. Năm 2010, ROA của Habubank là 1,25%, gần gấp đôi năm 2011.
Chỉ số ROE năm 2010 của Habubank là hơn 13,48%, cao hơn gấp 2 lần
năm 2011. Như vậy có thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh của
Habubank trong năm 2011 đã giảm sút mạnh so với năm 2010.
Quy mô nhân sự, mạng lưới hoạt động
Một trong những yếu tố mà các tổ chức muốn thau tóm nhau đó
là quy mô mạng lưới hoạt động, thị trường hoạt động của đối
tượng muốn thâu tóm. Xét về vấn đề này, Habubank kém hơn
Sacombank rất nhiều.
|
Habubank
|
Sacombank
|
Nhân Viên
|
1.864
|
9.600
|
Điểm giao dịch
|
74
|
408
|
Tỉnh có chi nhánh
|
10
|
47
|
Máy ATM
|
53
|
751
|
Tất cả các chỉ số về nhân lực, mạng lưới của Sacombank đều
cao hơn Habubank rất nhiều. Đây cũng là yếu tố mà nhiều tổ
chức muốn thâu tóm Sacombank. Habubank thành lập năm 1989, trong
khi đó Sacombank thành lập sau 2 năm – vào năm 1991. Mặc dù thành
lập sau, nhưng với quy mô hiện tại có thể nhận thấy tốc độ
phát triển của Sacombank là rất nhanh. Hiện tại Sacombank có
mặt tại 47/63 tỉnh thành, Habubank khiêm tốn hơn khi chỉ có mặt
tại 10 tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, Sacombank còn có chi
nhánh tại Lào và Campuchia.
Cổ phiếu
Thị giá ngày 24/02 của STB là 19.600 đồng/cổ phiếu. Với mức
giá này, vốn hóa của Sacombank trên thị trường chứng khoán là
gần 18.730 tỷ đồng. Ngoài 100 triệu cổ phiếu quỹ và lượng cổ
phiếu phát hành cho Nhân viên thì STB có hơn 955 triệu cổ phiếu
lưu hành ngoài thị trường.
Habubank có thị giá thấp nhất trong nhóm ngân hàng niêm yết khi
kết thức phiên giao dịch ngày 24/02, thị giá cổ phiếu HBB của
ngân hàng này là 5.200 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường tương
ứng là 2.106 tỷ đồng, chỉ bằng 11,2% so với Sacombank. Nếu có
ý định thâu tóm, thì việc thâu tóm Habubank sẽ dễ dàng hơn
Sacombank do vốn hóa thị trường thấp hơn rất nhiều. Lượng cổ
phiếu lưu hành ngoài thị trường của Habubank là 405 triệu cổ
phiếu.
|
Habubank
|
Sacombank
|
Thị giá (đồng/cổ phiếu)
|
5.200
|
19.600
|
Vốn hóa (tỷ đồng)
|
2.106
|
18.730
|
Lượng CP lưu hành (triệu)
|
405
|
Hơn 955
|
Tổng kết
Qua vài chỉ tiêu tài chính – chứng khoán cũng như mạng lưới
hoạt động của hai ngân hàng, có thể thấy mặc dù Sacombank có
giá trị thị trường lớn hơn, khó thâu tóm hơn nhưng ngân hàng
này hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt ngân hàng này sở hữu
một mạng lưới hoạt động rộng khắp, lớn mạnh. Ngược lại, mặc
dù dễ thâu tóm hơn nhưng Habubank trong năm 2011 vừa qua hoạt động
rất kém hiệu quả. Hoạt động tín dụng của Habubank trong năm
2011 được đánh giá trong nhóm yếu kém với tỷ lệ nợ xấu cao,
tỷ lệ an toàn vốn thấp.
Theo nguồn tin đáng tin cậy, thì tin đồn về việc Vietinbank
(MCK:CTG) đang thâu tóm Habubank xuất hiện trên thị trường trong
thời gian gần đây là không đúng sự thật. Việc tin vào tin đồn
này có thể gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà đầu tư khi bị
cuốn vào đà tăng nóng không có cơ sở của cổ phiếu này.
Duy Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét