Tiền trở thành tư bản, hay vốn, như thế nào? Đó là một câu hỏi lớn, ám ảnh không chỉ các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith và Karl Marx, mà cả các tác giả đương đại. Một câu hỏi lớn khác cũng liên quan đến tư bản là: Tại sao chủ nghĩa tư bản lại chỉ thịnh vượng ở các nước phương Tây chứ không phải ở phần còn lại của thế giới?
“Bí ẩn của vốn” được De Soto
công bố năm 2000. Lập tức nó trở thành bestseller trên toàn thế giới và
được coi là tác phẩm kinh điển của kinh tế học. Lời giải thích của de Soto
thật độc đáo: tất cả nằm ở hệ thống quyền sở hữu. Nếu các quyền đối với
tài sản không được chứng minh một cách thỏa đáng bằng văn bản, những
tài sản đó không thể chuyển thành vốn. Chúng chỉ là những tài sản chết,
không thể sử dụng làm vật thế chấp cho một khoản vay hay để đầu tư.
Trong khi đó, ở phương Tây, mọi tài sản đều được thể hiện bằng văn bản,
cho phép chúng có thêm một cuộc sống vô hình sống động bên cạnh sự tồn
tại vật chất. Nhờ thế, chúng hóa thành tư bản, thành máu của nền kinh
tế.
“Bí ẩn của vốn” là tác phẩm không thể không đọc của các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế và bất kỳ ai quan tâm đến sự phát triển và vận mệnh của dân tộc.
“Bí ẩn của vốn” là tác phẩm không thể không đọc của các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế và bất kỳ ai quan tâm đến sự phát triển và vận mệnh của dân tộc.
Năm
1989, lần đầu tiên De Soto thu hút được sự chú ý của công chúng với
cuốn Một con đường khác, cuốn sách ông viết về những trở ngại của doanh
nhân. Là cố vấn cho Tổng thống Peru Alberto Fujimori, ông đã điều hành
một dự án bảo đảm quyền sở hữu tài sản và xoá bỏ tệ quan liêu. Nhóm
nghiên cứu của ông đã phát hiện phải mất 728 thủ tục hành chính để có
được một ngôi nhà ở Thủ đô Lima, Peru. Viện nghiên cứu ILD của ông đặt tại Lima cũng đã phát hiện ra những điều tương tự ở Ai Cập, Indonesia và Haiti. Năm 2001, ông đã viết cuốn: Sự bí ẩn của vốn được giới học giả và các nhà chiến lược phát triển đánh giá cao đặc biệt. Hiện nay, De Soto
đang làm cố vấn cho Tổng thống Mêhicô Vicent Fox. Chúng tôi xin giới
thiệu tóm lược những chủ đề chính của cuốn sách cũng như những tư tưởng
chính của ông qua cuộc phỏng vấn.
Hàng thế kỷ qua, đói nghèo luôn là vấn đề không thể tránh khỏi ở các
nước đang phát triển. Tại sao phần lớn người dân vẫn bị ách lại trong
cảnh nghèo khổ? Sự tồn tại song hành của nghèo đói với sung túc là câu
hỏi hóc búa nhất trong tất cả các nền kinh tế, và nó chính là chủ đề một
cuốn sách gây tranh cãi của nhà học giả người Peru, Hernando de Soto. Trong cuốn sách Sự bí ẩn của vốn,
mặc dù Soto đã giản đơn hoá rất nhiều giải pháp cho vấn đề nghèo đói,
bài viết của ông có giá trị lớn khi nhấn mạnh một vấn đề vẫn thường bị
đánh giá thấp: Sự thất bại của hệ thống luật pháp trong việc công nhận và tôn trọng tài sản của người nghèo.
De Soto viết: Người
dân ở những nước chậm phát triển cũng khôn khéo và có đầu óc kinh
doanh như người dân ở những nước giàu có. Vấn đề khác biệt then chốt là
vì phần lớn họ sống trong những ngôi nhà không phải là chủ sở hữu thực
sự. Họ không có quyền pháp lý đối với đất đai, nhà cửa hoặc công việc
kinh doanh. Họ không thể sử dụng chúng như những đồ ký quỹ hoặc vay mượn
khi cần thiết. Họ cũng không thể sử dụng những dịch vụ thiết yếu như
điện, nước. Và nếu họ có tích luỹ được tài sản, họ sẽ gặp rủi ro khi bị
những rào cản từ phía Chính quyền.
Cuốn
sách cho rằng, hệ thống luật pháp ở các nước đang phát triển hoạt động
không tốt. Chính những thất bại đó đã làm những dãy nhà ổ chuột lụp xụp
xuất hiện ngay ngoại ô những thành phố lớn của các nước đang phát triển.
De Soto viết: “Điều
mà các nhà lãnh đạo đất nước này đang bỏ qua chính là vấn đề người dân
đang tự ý tách riêng thành những nhóm nhỏ ngoài luật pháp cho đến khi
chính phủ đưa ra một hệ thống luật pháp mới cụ thể.”
De Soto và các đồng nghiệp đã tính toán rằng, ở
các nước đang phát triển người dân nghèo sở hữu khoảng 9 nghìn tỷ $ tài
sản một cách không chính thức , chủ yếu dưới dạng nhà cửa. Con số này
vượt xa tất cả các khoản viện trợ quốc tế cho các nước đang phát triển.
Nhưng điều quan trọng là số tài sản này của họ không được công nhận ở
đâu cả, và họ không thể sử dụng chúng để vay mượn. De Soto lập luận rằng, cải cách hệ thống luật pháp sẽ giải phóng “nguồn vốn chết” đó, biến chúng thành động cơ tăng trưởng, như vốn ở các nước giàu có.
De Soto
ủng hộ quan điểm cho rằng, biến những mảnh đất nhảy dù thành những
khoản vốn- dù nhỏ- bằng cách trao cho người dân quyền sở hữu. De Soto
đã giải thích, vào thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã thực hiện điều đó chính xác như
thế nào, khi Quốc hội và Toà án Tối cao trao quyền sở hữu tài sản cho
những người đến sống định cư trong những khu nhà ổ chuột và những người
tìm vàng.
Chương
trình cải cách kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển thường không
quan tâm đến người nghèo. Nghiên cứu của Viện ILD nơi De Soto công tác về nền kinh tế ngầm ở Thế giới thứ ba đã chứng minh rằng, người nghèo thực ra không đến mức quá nghèo khổ. ở Peru,
riêng tài sản của người nghèo đã có giá trị khoảng 315 tỷ $ - gấp 7 lần
giá trị tài sản của công ty dầu mỏ quốc gia Pemex. Cũng tương tự, tổng
cộng tài sản thuộc sở hữu của người nghèo ở Ai Cập là 240 tỷ $, bằng 55
lần đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quãng thời gian hơn 200 năm, bao
gồm cả chi phí xây dựng kênh đào Suez và Đập Aswan.
Các
nước nghèo cũng đã chứng minh được rằng, họ có thể cải thiện tình trạng
không rõ ràng trong sở hữu tài sản. Ví dụ, năm 1990, Công ty Điện thoại
Peru (CPT) đã ghi tên vào thị trường chứng khoán Lima với giá trị ban
đầu là 53 triệu USD. Nhưng sau đó, chính phủ Peru
đã không thể nhượng bán CPT cho các nhà đầu tư nước ngoài với lý do:
rất khó xác định quyền sở hữu của CPT với tài sản của họ. Ngay lập tức,
chính phủ Peru
đã đề ra các quy phạm pháp luật, quy định tài sản được tiêu chuẩn hoá
theo chuẩn mực kinh tế toàn cầu. Kết quả là tài sản của CPT đã dễ dàng
chuyển thành cổ phần. Những quy phạm tiêu chuẩn đó được ghi lại thành
văn bản luật để đảm bảo quyền lợi cho phía thứ ba, đồng thời tạo lòng
tin vào các nhà đầu tư cũng như hình thức tài chính tín dụng. Hệ thống
văn bản pháp luật mới này cũng đề ra quy định rõ ràng, giải quyết tranh
chấp tài sản có liên quan đến cả vấn đề tham nhũng. Ba năm sau, vốn luân
chuyển của CPT đã là 2 tỷ $ - bằng 37 lần giá thị trường ban đầu. Tài
sản của người nghèo cũng có thể được thừa nhận hợp pháp và chính nguồn
đó sẽ hình thành vốn tiềm năng.
Đối
với các nước giàu có, lịch sử phát triển là một câu chuyện về chính phủ
đã lắng nghe và biến “luật của dân chúng” thành những quy tắc chung như
thế nào để mọi người dân đều hiểu và tôn trọng. Tầng lớp những người
giàu có kiểm soát được quyền sở hữu nhà cửa, tài sản… của riêng mình, họ
đã có được những lợi thế cực kỳ to lớn so với 5/6 dân số nghèo khổ còn
lại. Với quyền sở hữu tài sản, cổ phần và luật tài sản như vậy, họ đã
có thể tiến xa hơn rất nhiều bằng cách vừa coi tài sản của họ như một
vật hiện hữu có giá trị sử dụng (nhà cửa làm nơi cư ngụ), vừa có giá trị
(dùng làm tín dụng thế chấp hoặc mở rộng kinh doanh). Bằng một hệ thống
sở hữu tài sản hội nhập và mở rộng, các quốc gia phát triển đã tạo giúp
người dân của họ thoát khỏi tầng hầm bụi bặm của thế giới cũ, giúp họ
bước sang một vương quốc mới, nơi mà tài sản biến thành đồng vốn và sinh
ra lợi nhuận.
Vấn
đề của người dân nghèo thực ra không phải như chúng ta vẫn thường nghĩ
mà nằm ở giải pháp đưa họ thoát khỏi cảnh khó khăn. Đã đến lúc đưa định
nghĩa nghèo đói ra ngoài hệ thống luật pháp bảo thủ, vẫn thường coi quy
định pháp luật là dinh thự kiên cố không thể di chuyển, và trao vấn đề
đó vào tay các chính trị gia, những người hiểu rõ hơn ai hết luật pháp
là một sự đồng thuận xã hội.
Làm sao để chuyển tài sản thành vốn
Đã qua ba thế kỷ, vốn vẫn là nguồn tạo cảm hứng cho các nhà tư tưởng.
“theo Marx, bạn cần phải vượt qua khỏi phạm vi vật lý để đụng đến ‘con
gà đẻ trứng vàng’; Adam Smith thì cho rằng bạn phải tạo ra ‘một chuyến
xe bay trên không trung để đến được chú gà đó. Nhưng không ai cho chúng
ta biết chú gà này ẩn nấp ở đâu. Vốn là gì, nó được tạo ra như thế nào
và liên quan đến tiền ra sao?”. De Soto tóm tắt chìa khóa đi đến bí ẩn này như sau:
¾
Tập trung vào tiềm năng kinh tế của tài sản: vốn sẽ được sinh ra trong
một cơ chế theo đó người sở hữu được phép tách nguồn lực khỏi giới hạn
vật chất của nó và tập trung nhiều hơn vào tiềm năng sinh lời.
¾
Hợp nhất thông tin phân tán thành một hệ thống: Lý do các nền kinh tế
thị trường hoạt động hiệu quả ở các nước phát triển và không hiệu quả ở
các nước đang phát triển là đa số tài sản ở các nước giàu đều đã được
hợp nhất vào một hệ thống đặc trưng chính thức.
¾
Làm cho mọi người có trách nhiệm: làm cho người sở hữu và có thu nhập
từ tài sản phải có trách nhiệm tạo ra cảm giác an toàn và đảm bảo cho
các nhà đầu tư.
¾ Sử dụng tài sản cho nhiều mục đích: chuyển đổi tài sản trong điều kiện khó tiếp cận sang điều kiện dễ tiếp cận hơn.
¾
Nối kết người dân: làm cho tài sản dễ chuyển đổi mục đích, thực thi
quyền sở hữu và làm cho thông tin dễ tiếp cận hơn; khi đó tài sản sẽ di
chuyển một cách tự do giữa người dân.
¾
Bảo vệ các giao dịch: thông qua luật pháp, bằng khoán, hợp đồng, v.v.
bằng cách tập trung vào sự an toàn của các giao dịch, các nước giàu cho
phép công dân di chuyển một lượng lớn tài sản với số lượng giao dịch rất
ít.
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA DE SOTO[1]
Trong phần đầu tiên của cuốn sách “Sự bí ẩn của vốn”, ông đã viết,
“Những khoảnh khắc vinh quang nhất của kinh tế thị trường cũng là những
giờ phút khủng hoảng của nó. Bức tường Berlin
sụp đổ đã đặt dấu chấm hết cho hơn một thế kỷ cạnh tranh chính trị giữa
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Vào thời điểm lịch sử đó, không
một quốc gia có sự lựa chọn nào khác. Và kết quả là những nước đang
phát triển và các quốc gia cộng sản trước đây, cùng với các cấp độ nhiệt
tình của mình, đã lập tức cân đối lại ngân sách, cắt bỏ bao cấp, mở cửa
cho đầu tư nước ngoài và bãi bỏ các rào cản thuế khoá. Nhưng những nỗ
lực vô cùng của họ đã bị đáp lại bằng một sự thất vọng cay đắng. Từ nước
Nga cho đến Venezuela,
suốt những năm cuối của thập kỷ 90 là khoảng thời gian dài nền kinh tế
bị thiệt hại nặng nề và sụp đổ. Tất cả tràn ngập một nỗi lo lắng, sợ hãi
và oán giận.”. Vậy theo ông, tại sao lại có sự thất vọng cay đắng như
vậy?
Tôi
nghĩ, một cách hữu hiệu để nhìn nhận thấu đó vấn đề đó là trước tiên
chúng ta hãy nhìn vào các số liệu. Dân số thế giới là 6 tỷ, trong đó có 1
tỷ người mà mọi người gọi là “Phương Tây”, bao gồm: Tây Âu, Mỹ, Canada,
và Nhật Bản cùng hai thuộc địa cũ là Đài Loan và Hàn Quốc, và cả Hồng
Kông, Singapore. Các nước còn lại bao gồm: các quốc gia cộng sản trước
đây, các quốc gia đang phát triển chiếm 5/6 dân số còn lại. Tuy nhiên,
chỉ có 10% đến 20% trong số 5 tỷ dân có khả năng tiếp cận với các nguồn
vốn, như thế chấp tài sản, thẻ tín dụng, trái phiếu, các dạng của chúng
từ giấy mà bạn có thể tích luỹ giá trị và do đó, việc chuyên môn hoá có
thể diễn ra trong một thị trường rộng lớn. Qua đó, điều mà chúng ta thấy
rõ là 4 tỷ người còn lại – chiếm đến 2/3 dân số thế giới, đã không tham
gia vào hệ thống này. Hay nói đúng hơn, họ không có giấy chứng nhận để
gia nhập hệ thống, không có quyền sở hữu những tài sản thực tế là của
họ, không có giấy phép cho công việc kinh doanh và những công cụ cần
thiết để tính toán giá trị cũng như phương tiện luật pháp để đưa ra
quyết định kinh doanh và chuyển nhượng vốn. Chứng từ giấy, đương nhiên,
không chỉ đơn giản chứng minh quyền sở hữu của bạn. Nó cũng như con dao
hiệu Army Thuỵ Sỹ, có rất nhiều lưỡi dao mà quyền sở hữu chỉ là một. Anh
có thể dùng nó để làm tín dụng thế chấp hoặc như một công cụ đầu tư.
Tại
sao kinh tế thị trường không đến với đại đa số người dân? Không phải
bởi vì họ đã thử và không thể thích ứng với chúng. Không, vấn đề là kinh
tế thị trường chưa bao giờ đến với họ. Kinh tế thị trường về cơ bản
không phải là kinh doanh nhỏ bò hay lợn ngay tại chợ mà nằm ở giấy tờ sở
hữu con bò hay con lợn đó. Khi chúng ta nói về kinh tế thị trường,
chúng ta đang nói về dạng thị trường như thị trường trao đổi hàng hoá
Chicago; Khi một người có giấy chứng nhận sở hữu 30.000 đầu gia súc,
điều đó cũng có nghĩa là anh không phải nhìn tận mắt từng con bò. Một
chứng từ giấy như vậy sẽ cho anh biết đầy đủ thông tin về đàn bò đó mà
không cần nhìn thấy chúng. Anh sẽ biết được đàn bò đó có bao nhiêu con,
thuộc quyền sở hữu của ai và chúng sẽ được bán trong điều kiện nào.
Với
một chứng từ giấy như thế, anh sẽ có thể mua một đàn gia súc 30.000 con
chỉ trong nháy mắt. Anh cũng có thể kinh doanh với số lượng lớn hoặc
thậm chí mua – bán một nhà máy bằng cách chia nhà máy đó thành hàng trăm
cổ phần. Hay nói cách khác, anh vừa có thể phối hợp và tổ hợp lại, vừa
có thể bổ sung tài sản để tạo thêm của cải.
Đó
chính là điều mà Adam Smith đã phát hiện khi ông đề cập đến “sự phân
chia lao động ở một thị trường rộng hơn”. Nhưng để làm được điều đó, anh
cần phải có chứng từ hợp pháp, đảm bảo tài sản anh sắp có đúng là thứ
anh đã được giới thiệu và giao dịch của anh sẽ phải thực hiện theo những
quy tắc cụ thể, tuân theo sự phán quyết của luật pháp và cảnh sát. Vậy
thì có bao nhiêu người trong số 5 tỷ dân – những người không nằm trong
nhóm được gọi là “phương Tây” - có những loại giấy chứng nhận như vậy
cho tài sản của họ? Và có bao nhiêu giấy tờ được khung luật pháp bảo vệ
khi anh tiến hành giao dịch kinh doanh? Chỉ có khoảng 500 triệu hay
nhiều nhất là 1 tỷ người trong số đó có phương tiện cần thiết để tích
luỹ vốn và tham gia vào các hoạt động kinh tế ở thị trường rộng lớn hơn.
Đó là lý do tại sao kinh tế thị trường thất bại ở bên ngoài biên giới
các nước phương Tây. Và chúng ta cũng đã không nhận ra điều đó cho mãi
đến bây giờ, khi khả năng hàng hoá xuất hiện dưới dạng giấy tờ và được
hệ thống luật hướng dẫn đã trở thành công cụ kinh tế cơ bản của kinh tế
thị trường.
Ông
đã kết luận rằng đại đa số người dân ở các nước đang phát triển sở hữu
những tài sản đáng kể dưới dạng “vốn chết” – và không thể sử dụng. Ông
hãy giải thích điều đó.
Ngay
cả người nghèo cũng có tài sản. Người này có bò, còn người khác lại có
lợn. Anh này có xe đạp, anh kia lại có mô tô, xe buýt, xe tải, xí nghiệp
nhỏ hay ngôi nhà. Hầu hết mọi người đều có một thứ gì đó. Nếu họ không
có thứ gì, họ sẽ bị chết đói. Và hầu hết mọi người ở các nước đang phát
triển đều không nghèo khổ đến mức đó. Tôi không nói là có một số người
thực sự nghèo khổ – người nghèo nhất trong những người nghèo. Nhưng hầu
hết người dân đều đang tham gia vào công cuộc xây dựng thành phố, vào
các hoạt động kinh tế và ít hay nhiều vẫn tồn tại được.
“Vốn
chết” là tất cả tài sản người dân sở hữu nhưng không mang được vào đời
sống, do đó, không thể đổi thành vốn tài chính hay vốn đầu tư. Với hầu
hết người dân Peru,
Ai Cập, Nga hay Trung Quốc, ngôi nhà là nơi họ cư trú khi giá lạnh hay
mưa bão. Nó mang giá trị vật chất. Nhưng nếu anh là người Mỹ, ngôi nhà
còn mang rất nhiều giá trị khác. Ví dụ, nó được sử dụng để làm tài sản
thế chấp. Vì thế, khi anh sống trong ngôi nhà của anh, nó còn đồng thời
tạo ra giá trị cho anh trên thị trường tài chính. Nó có một cuộc sống
khác song song. Thông qua giấy chứng nhận quyền sở hữu, anh có thể mang
nó đi đầu tư vì nó thực sự có giá trị đầu tư.
Và ngôi nhà của anh còn mang địa chỉ của anh. Nếu anh biết rằng de Soto
sống ở đây, anh sẽ có thể cấp năng lượng và điện cho ông ta, hoặc anh
thu thuế hay mời ông ta làm đối tác kinh doanh. Ngày nay, tới 80 đến 90%
người dân Peru và Ai Cập không có địa chỉ được pháp luật thừa nhận, vậy
làm sao chúng có thể có cuộc sống khác song song.
Chúng
ta đang bắt đầu hiểu tại sao luật sở hữu tài sản không chỉ cho phép anh
khiếu nại về quyền sở hữu mà còn giúp anh giải phóng chúng và tạo ra
giá trị thặng dư – điều mà Marx gọi là vốn. Ngược lại, khi vốn không
được sinh ra theo cách đó, Adam Smith sẽ gọi thuật ngữ là “vốn chết”.
Trên
thực tế, chỉ riêng Ai Cập, người nghèo có 240 tỷ đô la dưới dạng bất
động sản, tương đương với tổng đầu tư vào Ai Cập trong hơn 200 năm qua,
bao gồm cả đầu tư vào kênh đào Suez và đập Aswan. ở Peru, người nghèo
nắm trong tay gần 70 tỷ đô-la, tương đương với giá trị xuất khẩu của
Peru trong 20 năm tới và ít nhất bằng 6 lần giá trị thị trường chứng
khoán. Còn ở Mexico, con số đó tương đương với 320 tỷ đô la đất đai và
công việc kinh doanh, tức là lớn hơn rất nhiều lần giá trị dầu mỏ của
nước này, cùng với xi-măng, và tất cả các doanh nghiệp quốc doanh cũng
như tư nhân gộp lại. ở các nước đang phát triển, tổng giá trị bất động
sản của người nghèo nhưng không được hệ thống luật sở hữu bảo vệ – theo
thống kê ít nhất là 9.3 nghìn tỷ - gấp 2 lần lượng cung tiền lưu thông ở
Hoa Kỳ.
ở
những nước đang phát triển, người dân nghèo đang sở hữu tài sản theo
cách người Châu Âu và Bắc Mỹ hàng trăm năm trước đây – tức là, không có
quyền sở hữu. Những tài sản của họ chỉ được ràng buộc và bảo vệ bằng các
hợp đồng xã hội địa phương – thoả thuận trong nội tộc hay với hàng xóm
theo các luật lệ bất thành văn – và do đó, hàng hoá của họ chỉ có thể
trao đổi, buôn bán trong một phạm vi nhỏ. Do đó, điều kiện tất yếu và
tiên quyết để phát triển – phân chia lao động trong thị trường rộng lớn
hơn, điểm mấu chốt cho vấn đề toàn cầu hoá - đã không xẩy ra ở các quốc
gia đang phát triển. Ví dụ, giữa một số khu vực lân cận nhất định ở
Lima, ở Cairo và Bắc Kinh, anh có thể buôn bán và trao đổi hàng hoá.
Nhưng anh không thể tiến hành giao dịch ở một cấp độ quốc gia, vì thế họ
thậm chí không thể toàn cầu hoá nội tại ở cấp độ quốc gia.
Như vậy là theo ông, họ thiếu quyền sở hữu tài sản?
Vâng,
điều đó là chính xác. Hay nói cách khác, họ cần phải có những chứng từ
công nhận quyền sở hữu theo dạng chuẩn, bằng giấy và lưu thành hồ sơ, có
hiệu lực ít nhất ở cấp độ quốc gia. Bằng cách đó, họ có thể dùng giấy
tờ để kinh doanh buôn bán.
Hãy nói cho tôi biết, khi anh sở hữu một phần hãng Motor General hoặc
tập đoàn Microsoft, anh sẽ mang chúng theo như thế nào? Trong một chiếc
va li nhỏ hay trong một hộp đựng thuốc? Hay mảnh giấy chứng thực sở hữu
của anh? Và một phần quyền sở hữu đó cũng có thể là khoản anh nợ tôi, vì
thế, nó là trái phiếu, và tôi có thể giao dịch trên thị trường thứ cấp
để có lợi nhuận. Đó chính là kinh tế thị trường. Và đó chính là điều mà
ngày nay, phần lớn người dân trên toàn thế giới không thể làm được.
Và
ở các nước đang phát triển, khi người dân đòi quyền sở hữu tài sản, họ
thường thất bại. Vì nếu anh muốn đăng ký sở hữu một đụn cát ở Ai Cập,
ngoại ô Cairo, anh sẽ phải mất đến 17 năm cho những thủ tục hành chính
và ở Manila, con số mà chúng tôi nghiên cứu được là khoảng 54 năm.
Liệu nguyên nhân có phải do thủ tục hành chính ở những nước này thực sự kém cỏi?
Chúng tôi đã tìm ra nguyên nhân không chỉ do có quá nhiều thủ tục hành
chính. Vấn đề còn nằm ở luật pháp quá tồi. ở Peru, khi chúng tôi bắt đầu
điều tra theo kiểu rất sơ khai, bằng cách đếm xem trong một năm, một
quốc gia nghèo đang phát triển chỉ với 25 triệu dân sẽ ban hành bao
nhiêu quy tắc luật? Và câu trả lời là: 28.000.
Trong
các chế độ dân chủ mà mọi chức năng đều vận hành tốt, chi phí cho các
quy tắc và luật lệ chủ yếu dành cho hệ thống ra quyết định và có sự tự
hiệu chỉnh. Nhưng ở các quốc gia đang phát triển, do luôn luôn thiếu các
hệ thống chính trị và hành chính, họ không thể thu được những thông tin
phản hồi có khả năng so sánh được. Và kết quả là anh chỉ thu được hàng
núi văn bản, giấy tờ, những thứ đang thực sự chia xã hội làm 2 phần. Một
phần luật lệ được áp dụng cho thiểu số giới tinh hoa của xã hội, đảm
bảo quyền sở hữu cho nhà cửa và công việc kinh doanh của họ. Còn lại
phần lớn dân số không có sự hậu thuẫn về mặt luật pháp để đảm bảo cho
tài sản chủa mình.
Hơn
40 năm về trước, phần lớn dân nghèo ở các nước đang phát triển sống ở
những vùng xa thành thị. Nhưng 40 năm qua, những thành phố lớn như thủ
đô Portau-Prince ở Haiti
đã phát triển gấp 16 đến 17 lần so với trước đây. Còn hầu hết các thành
phố đều tăng trưởng ít nhất từ 7 đến 8 lần. Cũng có rất nhiều điều được
viết về những thành phố đang vươn lên này. Nhưng điều mà chúng tôi vừa
khám phá ra là tác động của luật lệ đến sự tăng trưởng dân số một cách
nhanh chóng này, mang dáng dấp của chủ nghĩa “apartheid tài sản” (chủ
nghĩa phân biệt chủng tộc về tài sản).
Tôi
sử dụng thuật ngữ “apartheid tài sản” bởi vì từ “apartheid” ám chỉ anh
dùng hệ thống luật để phân biệt đối xử. Người dân nghèo không thể sống ở
khu vực thị trấn, nơi luật lệ quá rõ ràng mà họ sống ở những vùng phụ
cận. Mà các quy luật áp dụng cho vùng phụ cận, từ Manila cho tới Cairo,
và Thành phố Mêhicô là hoàn toàn khác nhau. Như nhà lịch sử học người
Pháp, Fernand Braudel đã nói, cũng giống như khi anh đặt một tấm kính
chắn tách riêng một phần của thành phố - khu vực của các chính trị gia
và những nhà chính trị – ngụ ý khu vực “phương Tây”. Khi đó, khu vực còn
lại, chiếm 80 đến 90% dân số sẽ sống trong một rừng luật lệ được áp
dụng chưa đúng và chính điều đó giữ người dân trong cảnh nghèo khổ.
ở
các nước đang phát triển, chúng ta đã và đang cố gắng tạo ra một môi
trường pháp lý thân thiện hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu thực
hiện được, điều đó sẽ rất tốt. Nhưng chúng ta cũng đã quên mất nhìn lại,
liệu hệ thống pháp luật ở đây có cởi mở chào đón số lượng các nhà đầu
tư ít ỏi, bởi vì bản thân người nghèo – như chúng ta đã thấy ở trên –
còn thực sự có nhiều tài sản hơn các nhà đầu tư nước ngoài.
Điều
mà chúng ta phải làm là lập nên một dạng cơ chế "hợp đồng"; trong đó,
những văn bản, hồ sơ sẽ cho phép người nghèo huy động tất cả giá trị tài
sản, nguồn nhân lực của họ đang được tích luỹ để tạo thành các quỹ dưới
dạng đầu tư tài chính. Tất cả các quỹ đó chính là nguồn để tạo ra của
cải.
Ông
cực lực phản đối ý kiến cho rằng, sự thành công hay thất bại của kinh
tế thị trường được quyết định bởi những khác biệt về văn hoá. Tại sao?
Nếu
có một hệ thống pháp luật tốt, anh không cần phải có một hệ văn hoá
thật đặc biệt. Hãy nhìn vào Hoa Kỳ mà xem. Họ thừa hưởng truyền thống
của Anh quốc. Cho đến trước thế kỷ 19, khi họ quyết định chia California
thành 800 phân khu – cũng tương tự đối với bang Texas - họ đã không đi
theo luật lệ của Anh nữa. Hoa Kỳ đã ứng dụng ngay “luật của người dân”: nhân dân cần đất đai, đồng thời trốn chạy khỏi sự áp bức.
Hoa Kỳ thiết lập ngay một hệ thống luật mới – không phải chỉ là luật
thông thường mà là luật được quy định, như Đạo luật Trang trại – thành
bộ luật chính.
Tôi
nghĩ rằng lấy sự khác biệt về văn hoá để giải thích cho sự thành công
hay thất bại của kinh tế thị trường đã được thừa nhận rộng rãi, một phần
vì không ai có cách giải thích nào tốt hơn, như câu khẳng định “Anh
phải giống người Anglo-Saxons”. Giờ đây, chúng ta đã tìm thấy một câu
trả lời có ích hơn. Ở Hoa Kỳ, để có một tờ giấy chứng nhận quyền sở
hữu chuyển một tài sản thành vốn luân chuyển và hợp đồng có hiệu lực:
tất cả chỉ cần một vài giờ hoặc một vài ngày. Còn ở những quốc gia như
đất nước tôi, đó là vấn đề của hàng thế kỷ. Và chúng ta đã xác định
được sự khác biệt cơ bản. Luật pháp là thứ mà chúng ta có thể sửa đổi
bởi vì chúng ta có thể chỉ ra điểm còn vướng mắc nằm ở đâu.
Theo ông, điều gì sẽ xẩy ra nếu mọi người bắt đầu thực hiện những điều mà ông đã đề cập trong cuốn sách “Sự bí ẩn của vốn”?
Chúng ta sẽ có nhiều nước giống như Hoa Kỳ hơn, nơi mọi người không
được bỏ vốn đủ. Chúng ta sẽ có nhiều quốc gia giống như Tây Âu hơn, nơi
mà tài sản không cấp vốn đủ. Chúng ta sẽ đưa tài sản thành vốn luân
chuyển trong hệ thống. Và chúng ta sẽ đưa vô số thông tin như: ai sở hữu
cái gì và quyền nào được bán, còn quyền nào thì không, và chúng ta sẽ
biết tài sản nào có thể kết hợp với tài sản khác để tạo ra của cải.
Nó sẽ thực sự là cuộc cách mạng.
Tất nhiên! Đó chính là điều mà Hoa Kỳ đã và đang làm hơn 200 năm qua.
Tài liệu tham khảo
• Globalist Bookshelf. "The Mystery of Capital" Left Out of the Capitalism Game By Hernando de Soto. Saturday, July 07, 2001.
Tài liệu tham khảo
• Globalist Bookshelf. "The Mystery of Capital" Left Out of the Capitalism Game By Hernando de Soto. Saturday, July 07, 2001.
• The Hidden Architecture of Capitalism By PETER COY. Coy is associate economics editor.
• The Rules of the Capitalist Game. Hernando de Soto explains how to make capitalism work for everybody. I
• Why the World's Poor Stay That Way-THE MYSTERY OF CAPITAL: Why Capitalism Triumphs in the West and Fails Everywhere Else By Hernando de Soto Basic Books.
[1] Phóng viên Michael Cromartie của Viện Chính sách công ở Washington, D.C đã trò chuyện với De Soto khi ông đến thăm viện này vào 1/2001.
[1] Phóng viên Michael Cromartie của Viện Chính sách công ở Washington, D.C đã trò chuyện với De Soto khi ông đến thăm viện này vào 1/2001.
Tác giả: Hernando de Soto.
Phạm Quang Diệu - biên dịch (2004)
Source: http://home.trithucvn.net/taichinh/781-hoclam--giau
+) 1st time reflection: Tóm lại vấn đề nằm ở hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính rườm rà, cồng kềnh gây cản trở làm mất thời gian và vấn đề quyền sở hữu k rõ ràng đã kìm hãm các nước đang phát triển, tạo nên sự chênh lệch giữa "phương tây" và "phương đông"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét