Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

 "Tết hội nhập"

Những ngày vừa qua, một loạt ý kiến về việc bỏ Tết Âm, ăn Tết Dương đã trở thành chủ đề nóng được cư dân mạng xôn xao bình luận.

Những ngày gần đây, dư luận đang bàn nhiều về ý kiến bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết cổ truyền theo lịch Dương như người Phương Tây. Có nghĩa rằng, Việt Nam vẫn sẽ ăn Tết cổ truyền, giữ nguyên các phong tục ăn Tết truyền thống nhưng sẽ theo lịch Dương. Ngày 1 tháng 1 Âm lịch sẽ không đón Tết nữa, thay vào đó sẽ là ngày 1/1 Dương lịch. Ý kiến này này xuất phát từ bài viết rất tâm huyết của Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân có tên “Tết hội nhập” của ông đăng tải lên mạng vào ngày 2/1/2013 vừa qua.
 
Quan điểm này của Giáo sư đã được ông nêu ra từ ngày 14/2/2005. Ngày đó sự đồng tình ít, phản bác thì nhiều nhưng sau 7 năm giữ vững quan điểm, ở bài viết “Tết hội nhập” của Giáo sư đăng vào ngày 2/1/2013 vừa qua, lượng ý kiến đồng tình tăng lên mạnh, nhiều, mặc dù phản đối vẫn chiếm phần lớn.

Nói về việc này, Giáo sư cho rằng, phản đối nhiều là điều dễ hiểu, vì Tết Âm lịch đã trở thành điều thiêng liêng trong lòng người dân Việt Nam. Vì vậy khi nói bỏ thì chưa quen, chưa thích nghi được. Những xét vào những cái lợi của việc ăn Tết Ta theo lịch Dương, thì rõ ràng nên cần cân nhắc việc gộp Tết Ta vào Tết Tây vì sự phát triển của đất nước.

Cư dân mạng nổi sóng trước quan điểm bỏ, gộp Tết Ta thành Tết Tây 1
Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông được tặng nhiều giải thưởng cao quý trên thế giới, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Theo bài viết của mình, Giáo sư Võ Tòng Xuân chỉ ra những cái lợi của việc bỏ Tết Âm, ăn Tết Ta theo lịch Dương như: Hội nhập với nhịp sống của thế giới (Hiện nay Việt Nam chỉ là 1 trong 6 nước đón Tết Âm trên thế giới cùng Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Triều Tiên, Mông Cổ. Trước đây Nhật Bản ăn Tết Âm nhưng đã chuyển sang ăn Tết Dương); Trong khi thế giới làm việc, lao động thì Việt Nam mất gần 1 tháng chỉ để nghỉ lễ, khiến lao động bị trì trệ, đình đốn; Tránh lãng phí thời gian, của cải, tiền bạc cho việc nghỉ Tết rông dài, tiêu tốn của cải vật chất mà không sản xuất. Giáo sư nhấn mạnh, việc bỏ Tết Âm, ăn Tết Ta theo lịch Dương hoàn toàn có lợi.

Source

Không có nhận xét nào: