Warrent Buffet: 'Hãy tham lam khi mọi người sợ hãi'
Nhà đầu tư cá nhân có lý do để không sao chép các giao
dịch của Warrent Buffet, nhưng nhiều bài học có thể được rút ra từ những
quyết định gần đây của vị tỷ phú được mệnh danh là Nhà tiên tri của
Ohama.
Sau khi nắm tiền mặt trong nhiều năm, tập đoàn
Berkshire Hathaway của tỷ phú Warrent Buffet thời gian gần đây đã bắt
đầu giải ngân và thực hiện nhiều cuộc thâu tóm lớn trên phố Wall.
Hãy tham lam khi mọi người sợ hãi
Đừng "phải lòng" bất kỳ cổ phiếu nào
Hãy tham lam khi mọi người sợ hãi
Đây có lẽ là châm ngôn nổi tiếng nhất của Warrent
Buffet: "Hãy biết sợ khi người khác đang tham lam và tham lam khi mọi
người đang sợ hãi". Đang có quá nhiều dấu hiệu cho nhà đầu tư đang sợ
hãi, và mọi người đều cố rút khỏi thị trường.
Trái lại, Buffet lại bắt đồng tiền của ông làm việc.
Theo thống kê từ tập đoàn Berkshire, số dư tiền mặt của hãng đang thấp
nhất trong thời gian gần đây.
Điều đó không có nghĩa thị trường sẽ đảo chiều trong
nay mai. Quan điểm của Buffet, hiện tại không phải là lúc rút vốn khỏi
chứng khoán. Thực tế, đây là cơ hội để tìm kiếm cổ phiếu tốt với giá
thấp.
Đặc biệt là cơ hội từ các tập đoàn hàng đầu của các
ngành công nghiệp. Chỉ trong vòng hai tuần, Buffer đã mua vào lần lượt
4,7 tỷ đôla cổ phiếu của Constellation Energy, 3 tỷ đôla cổ phiếu ưu đãi
của General Electric. Bên cạnh, hai đại gia trong lĩnh vực điện và công
nghiệp nặng, Buffet còn gom vào 5 tỷ đôla cổ phiếu ưu đãi, với tỷ lệ cổ
tức lên tới 10%, của đại gia tài chính Goldman Sachs
Không nên do dự vì những sai lầm trong quá khứ
Buffet đầu tư vào Goldman Sachs đã gây ngạc nhiên cho
khá nhiều người. Những thương vụ đầu tư trước đó vào cổ phiếu tài chính
của ông đã không đạt được thành công như mong đợi.
Vào năm 1987, Buffet mua lại cổ phần của Ngân hàng Đầu
tư Salomon. Tuy nhiên, hãng này sau đó đã suýt sụp đổ do những scandal
liên quan đến trái phiếu. Sự việc trên khiến ông buộc phải đóng vai trò
chủ tịch lâm thời của hãng. Dù cuối cùng khoản đầu tư này vẫn mang lợi
nhuận, khi Salomon được bán với giá khá hời, nhưng có thể nói không ngoa
rằng "cuộc phiêu lưu" với tập đoàn tài chính trên là khó khăn và lâu
dài hơn so với dự tính của Buffet.
Dẫu sao, nhà đầu tư lão luyện Buffet hiểu rằng bất kể
các rủi ro sẵn có, ngân hàng đầu tư sẽ là một công việc kinh doanh hấp
dẫn nếu được quản lý một cách đúng đắn. Goldman Sachs nằm trong số ít
các ngân hàng đầu tư hàng đầu, có tầm hưởng lớn đến khối tài chính,
không phải là một lựa chọn tồi.
Bài học dành cho các nhà đầu tư cá nhân là dù cổ phiếu
tài chính, hay nhiều nhóm khác tại phố Wall, rớt giá thê thảm, không có
nghĩa bạn nên quay lưng lại với cổ phiếu tài chính. Ngay cả trong hoàn
cảnh khó khăn, vẫn có những cổ phiếu tốt đáng để mua vào.
Bên cạnh đó, Buffet không phải lúc nào cũng đúng. Có
khá nhiều giao dịch của ông là không chính xác, tuy nhiên ông luôn biết
cách cắt lỗ sớm và để lợi nhuận của mình sinh sôi.Đừng "phải lòng" bất kỳ cổ phiếu nào
Buffet nổi tiếng với tuyên bố, thích mua và nắm giữ cổ
phiếu mãi mãi. Tuy nhiên, người giàu nhất thế giới (tính tới tháng
3/2008) luôn sẵn sàng bán ra nếu cảm thấy thị trường đi vào xu hướng
giảm. Năm ngoái, ngay khi giá dầu tiếp cận mức 100 đôla một thùng,
Buffet đã rút tiền khỏi cổ phiếu của PetroChina.
Lý do của quyết định trên rất đơn giản. Sau khi lên
giá gấp 5 lần thời điểm Buffet mua vào, giá cổ phiếu của PetroChina đã
hết hấp dẫn. Kể từ khi Buffet thanh khoản, cổ phiếu của PetroChina đã
mất giá một nửa.
Tương tự, Buffet đã đưa ra một trong những quyết định
sáng suốt nhất của mình khi quyết định bán cổ phần của Freddie Mac,
chứng khoán từng được tập đoàn Berkshire Hathaway của ông nắm giữ dài
hạn, vào năm 2000.
Quyết định của "Nhà tiên tri vùng Omaha" (biệt danh
của Warrent Buffet) dựa trên kinh nghiệm không mấy dễ chịu mà ông thu
được trong những năm cuối thế kỷ 20, khi bong bóng chứng khoán nổ ra.
Vào năm 2003, ông đã từng thừa nhận"Tôi đã phạm sai lầm lớn khi không
bán nhiều cổ phần trong giai đoạn cuộc khủng hoảng dotcom".
Tiền mặt là vua
Trong nhiều trường hợp khi mọi người đua nhau đổ tiền
vào thị trường tài chính, Buffet vẫn điều hành Berkshire theo phương
thức khá thận trọng, nắm giữ nhiều tiền mặt. Chiến thuật trên cho phép
ông đạt được những hợp đồng "cả đời mới có một lần", như trường hợp của
Constellation Energy.
Ngay khi cổ phiếu của Tập đoàn Điện lực hàng đầu này
rơi từ 60 đôla xuống 26,5 đôla, Buffet đã mua vào một lượng lớn cổ
phiếu. Kết quả là chỉ với 5 tỷ đôla, ông đã sở hữu một công ty hàng năm
sản sinh lợi nhuận 1 tỷ đôla.
Thế nên, ngay cả trong thời điểm thích hợp để gom cổ
phiếu, Buffet vẫn cho rằng sẽ khôn ngoan hơn nếu có một khoản tiền mặt
dự trữ. Bên cạnh đó, không nên đầu tư vào cổ phiếu mà bạn không hoàn
toàn tự tin.
Xuân Hòa (Theo CNN)
source: http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/chung-khoan/2008/11/3ba08589/ (Thứ tư, 12/11/2008, 16:57 GMT+7)
Hai
nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới Warren Buffett và George Soros có
nhiều chiến lược đầu tư khác nhau, nhưng ở họ có chung 2 nguyên tắc,
giúp đảm bảo lợi nhuận cho những khoản đầu tư.
Tác
giả chuyên viết sách về đầu tư tài chính Mark Tier, đồng thời là một
nhà đầu tư có tiếng tại Hong Kong, đã rút ra nhận xét này. Ông cho
rằng, những nguyên lý cơ bản này ai cũng có thể hiểu và áp dụng, nhưng
không phải nhà đầu tư nào cũng luôn sáng suốt để thực hiện. Vì thế, số
tỷ phú đầu tư mới đếm trên đầu ngón tay.
Nguyên tắc đầu tiên trong đầu tư là phải bảo toàn vốn,
vì thế hãy tránh xa những cổ phiếu có nguy cơ rủi ro cao. Nhà đầu tư
nên rót vốn vào những trường hợp rủi ro được đánh giá thấp hơn mức trung
bình trên thị trường.
Giữ
cho các khoản phí giao dịch và thuế ở mức thấp cũng là một nguyên tắc.
Qua thời gian, đồng vốn ở những cổ phiếu tốt sẽ sinh lời, và lượng vốn
càng được duy trì ổn định, lợi nhuận càng có thể tăng cao.
Cả
Warren Buffett và George Soros đều không thích liên tục đa dạng hóa
danh mục đầu tư và rải tiền từ hết doanh nghiệp này đến công ty kia để
phân tán rủi ro, mà chỉ tập trung vào những doanh nghiệp thực sự có tiềm
năng. Cùng lúc, họ chỉ đầu tư vào những vị thế giao dịch mà họ thực sự
hiểu biết và liên tục tìm kiếm các lựa chọn mới.
Một
khi đã tìm được các lựa chọn như vậy, thông thường là tài sản bị đánh
giá thấp hơn giá trị thực, họ sẽ mua đến hết khả năng nhằm tối đa hóa
lợi nhuận về sau. Họ cũng giữ kín thông tin về việc đang làm và rút kinh
nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ, thay vì lặp lại các sai lầm đó.
Thứ hai, nói "không" với các khoản nợ.
Những nhà đầu tư thành công thường là những người có ý định đầu tư lâu
dài và chuyên tâm vào những cổ phiếu đã chọn. Họ dần có thói quen bỏ ra
lượng tiền ít hơn vốn đang có để đầu tư và tránh xa việc vay nợ. Đầu tư
một cách căn cơ sẽ tạo ra lợi nhuận trong dài hạn, trong khi vay nợ để
đầu tư mang lại kết quả ngược lại.
Nói
như vậy không có nghĩa những nhà đầu tư huyền thoại không bao giờ dùng
chiến thuật đòn cân (leverage) nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng đây chỉ
là một phần nhỏ trong toàn bộ quá trình đầu tư của họ. Mặt khác, các nhà
đầu tư này luôn tuân thủ các quy định tự đề ra rất nghiêm ngặt, như
việc thoát khỏi thị trường ở một mức giá được đặt ra ngay từ khi mua cổ
phiếu.
Ngọc Châu (theo Ameinfo)
Source: http://home.trithucvn.net/taichinh/638-2-nguyen-tc-u-t-ca-buffett-va-soros
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét